Kính tặng SÐ18BB, riêng Trung Ðoàn 43BB và Thiếu Tá Nguyễn Hữu Chế (TÐT/2/43)
Tiểu Ðoàn Trưởng TÐ2/Trung Ðoàn 43/SÐ18BB là Nguyễn Hữu Chế, xuất thân từ khóa 13, sĩ quan trừ bị Thủ Ðức. Từ năm 1972 khi Ðại Tá Ðảo, về làm tư lệnh SÐ18BB, thay tướng Thơ, lúc đó Trung Úy Nguyễn Hữu Chế ở TD2/43 nhưng sau những chiến công rền vang khắp các mặt trẩn từ Chà Rầy-Trung Lập, tới Tam Giác Sắt-An Ðiềm, chỉ trong 1 năm, đã được vinh thăng ngay tại mặt trận, Ðại Uý rồi Thiếu Tá và giữ TDT.TD2/43 là một đơn vị cùng với TD1/52 của Ðại Uý Út, là hai đơn vị kiệt hiệt nhất của SD18BB.
Theo lời Thiếu Tá Chế, thì trong đêm lui quân 20-4-1975, lệnh hành quân ghi rõ: kể từ 12 giờ đêm, TD2/43 sẽ trở về hệ thống liên lạc của sư đoàn. Tiểu đoàn sẽ di chuyẻn trước, sau đó là Lữ Ðoàn 1 Dù, theo lộ trình về hướng Ðức Thanh-Bà Rịa. Lệnh là vậy nhưng thực tế vô cùng khó khăn, vì khi Lữ Ðoàn 1 Dù, cho lệnh TD2/43 trở về với hệ thống của sư đoàn 18BB, thì lúc đó đã 3 giờ sáng. Tiểu đoàn liền cho lệnh gom quân các tiền đồn về, trong đó có Trung Ðội Biệt Kích hoạt động tận núi Ma, cho nên tới 5 giờ sáng mơi hoàn tất việc thu quân. Vì vậy khi xuống núi Thị, thì trời đã rạng đông. Tiểu đoàn tiếp tục di chuyển theo lộ trình rút quân, gần tới Căn cứ Long Giao, lúc đó đã 7 giờ sáng, thì Ðại Tá Ngô Kỳ Dũng, Trung Ðoàn Trưởng TrD52/18, bay trên chiếc C&C của Tư Lệnh, chuyển lệnh của Tướng Ðảo, ra lệnh cho TD2/43 phải hủy bỏ lộ trình củ như lệnh hành quân ban đầu và phải băng rừng, chuyển hướng về Long Thành, vì Bắc Việt đã phát giác SD18BB lui quân, nên ra lệnh cho SD7 VC, tới chiếm.
Như vậy, Tiểu Ðoàn 2/43 là đơn vị cuối cùng tại trận địa, vì phía sau không còn một đơn vị nào của QLVNCH. Thật ra, lúc đó có một vài toán quân Ðịa Phương Quân và Nghỉa Quân, lạc đàn chạy theo. Nhưng trong tình cảnh hiểm nguy đó, làm sao biết được ai là bạn hay thù, hoặc có thể VC đã theo kíp họ, nên TD 2/43 đã tìm cách đổi hương, để giữ mạng. Có lẽ Bắc Việt đã biết TD2/43 là đơn vị của QLVNCH còn kẹt lại tại chiến trường, nên ban lệnh truy giết tận tuyệt. Khi rời núi Thị, quân số của TD2/43, kể cả tăng phái trong đó có nhiều SQ,HSQ, và binh sĩ Pháo Binh,hơn 600
người, coi như lạc lỏng, trong rừng sâu từ giây phút đó. Không ai liên lạc, chẳng có pháo binh, không quân hay thiết kỵ nào yểm trợ, vì mọi đơn vị sau cuộc chiến đấu và lui quân, cũng đã hao mòn, chết dở, nên làm sao trách được phe mình? Nhờ kinh nghiệm hành quân trong vùng, biết địa thế rõ như lòng bàn tay, mà không cần phải xem bàn đồ. Thiếu Tá Chế đã cố gắng đưa anh em, về an toàn tại Long Bình, nên bằng mọi cách tránh né tối đa chạm địch., do đó cứ đổi hướng, vì vậy rất khó liên lạc, xin pháo và không quân kể cả Trung Ðoàn 43 và SD18BB. Vùng quân ta đang di chuyển là rừng cao su bạt ngàn, nhưng rất ngăn nắp và có đường xe chạy được. Do trên, cứ mỗi lần chạm giặc, theo tiếng súng nổ, là quân Bắc Việt mò tới truy sát, bao vây ngay. Vì vậy, chỉ còn cách, là đưa TD đi sâu trong rừng rậm, nhưng cuối cùng cũng bị chạm địch dữ dội, lúc trời sắp tối, khi quân đã vào tới bìa rừng. Biết không thể nào thoát được vòng vây trùng điệp của giặc, khắp nới, tứ phía, nên Thiếu Tá Chế, TDT 2/43 bèn chia quân thành từng toán nhỏ, thay vì đi chung dễ lộ mục tiêu. Tuy vậy, toán cuả Thiếu Tá Chế, vẫn bị chận đánh nhiều lần, cuối cùng còn được 28 người, hầu hết thuộc lính văn phòng, truyền tin, pháo binh. Bốn ngày sau, khi gần tới khu vực an toàn, Thiếu Tá Chế mới gọi trực thăng để đón về. Còn cánh quân của Ðại Uý Chi, Tiểu Ðoàn Phó TD2/43 thì về được Long Thành sau hơn một tuần lể. Tóm lại theo lời kể của Thiếu Tá Nguyễn Hữu Chế, sau 13 năm tù tội tại miền bắc, hiện đang tạm cư tại Michigan-Hoa Kỳ, qua diện HO, là TDT/TD2/43 xác nhận đã đưa TD 2/43 về tới Long Thành. Tại căn cứ Long Bình, Tiểu Ðoàn tập hợp lại còn hơn 400 người, đó là chưa kể một số anh em, sau khi thoát chết, đả dù về nhà chơi một vài ngày, sau đó mới trở lại trình diện đơn vị, để cùng với SD18BB và tướng Ðảo, cũng như tất cả các đơn vị trưởng, chiến đấu cho tới ngày 30-4-1975, mới phải buông súng, rã ngũ vì lệnh đầu hàng của Dương Văn Minh. Riêng Tiểu Ðoàn Trưởng TD 1/43 là Ðại Uý Chu hiện ở Úc nhưng vào ngày 12-4-1975 được thay thế bởi Thiếu Tá Tùng. Thảm nhất là Tiểu Ðoàn Trưởng TD3/43, Ðại Uý Du, ngày tan hàng về nhà, thì bị giặc bất ngay, đem thủ tiêu mất xác.
Về Lực lượng 3 Xung kích của Tướng Trần Quang Khôi. Theo Thiếu Tá Chế là người trung gian, chuyển cuộc đàm thoại giữa hai tướng Ðảo và Khôi cho biết. Trong suốt cuộc chiến Xuân Lộc, LL3 XK không có nhiệm vụ tiếp viện cho SD18BB, mà chỉ có nhiệm vụ án ngữ, chận quân Bắc Việt, từ Trảng Bom, Hố Nai, Biên Hòa. Và trên hết, là LL3XK không bao giờ bắt tay được với Chiến Ðoàn 52 của Ðại Tá Ngô Kỳ Dũng, ở Túc Trưng,Dầu Giây. Tới khi, chiến đoàn 52 mở được đường máu về Hưng Nhơn-Hưng Nghĩa-Hưng Lộc, thì hai đơn vị mới tiếp cận. Sự thật là nếu LL3Xung Kích hùng hậu của tướng Khôi, lên được Dâu Giây, tiếp ứng cho Chiến Ðoàn 52/18, thì chắc chắn quân Bắc Việt, phải bị chặn lại tại Túc Trưng trên QL20, như ta đã chận chúng ở Xuân Lộc, trên QL1.
Riêng Hải Triều nói Quân Bắc Việt tàn sát đồng bào kể cả VC tại một ấp ngoài Xuân Lộc, là dựa theo tin của bác sĩ Trung Chỉnh, hiện ở Úc,trên đưồng chạy nạn từ Xuân Lộc về Sài Gòn,lúc đó đã chứng kiến. Tin của bác sĩ Trung Chỉnh, theo nhận xét của Tướng Ðảo từng tiếp chuyện với bác sĩ Chỉnh, có thể có, vì quân Bắc Việt khi vào Ấp bị vướng mìn Claymore của ta để lại, bị chết và thương vong rất nhiều, nên tàn sát hết những người còn lại trong Ấp, bất kể là ai.
Ngày 29-2-1999, nhật báo Mỹ, tờ The Register đã trang trong viết trên trang nhất, kể lại cuôc biểu tình vĩ đại của người Việt Quốc Gia tại thủ đô Sài Gòn nhỏ, miền nam CA, liên tiếp trong 53 ngày, để hạ lá cờ máu và ảnh Hồ tặc, do tên Trần Truồng phụng thờ. Trong làn sóng đồng bào tịn nạn, có chừng 200 cựu quân nhân VNCH nhưng là chủ lực. Báo trên viết: “bỗng dưng thế giới hèn nhát bất công, ù lì ngái ngủ, vụt mở mắt, vảnh tai, sau nhiều năm theo bợ đít cọng sản, mát sát QLVNCH. Họ đã thật sự hoảng kinh vì cái khí phách ngang tàn của những người lính năm nào, ngạo nghễ đứng giữa rừng cờ vàng, qua cái nhìn lương thiện và nể trọng.”
Cũng kể từ sự vùng dậy của tháng tư đen 1999, ngày nay khắp Hoa Kỳ, gần như những nơi có người Việt tị nạn tạm dung, lá cờ vàng quốc gia, đã được dựng khắp các nẻo đường. Tại Úc, đồng bào tị nạn đã can thiệp với chính quyền, dẹp bỏ chương trình tuyên truyền cho VC.
Cám ơn những ký giả đi ăn mày tại Sài Gòn ngày 10-10-1974, tố cáo tham nhũng và độc tài. Nhờ vậy ngày nay người Việt trong và ngoài nước, mới có một ý niệm so sánh về Quốc Gia và Cọng Sản quốc tế Bắc Việt, qua bảng xếp hạng tư bản thế giới của phòng thương mại Hoa kỳ, trong đó có tên của 200 tư bản đỏ VC Cũng theo tài liệu của Poliburo’s Networth ngày 19-12-2000, thì trong số 200 cán bộ đỏ kể trên, giàu nhất hiện nay là Võ văn Kiệt, tài sản tính bằng tỷ,tỷ. Còn những tép riu như Nguyễn Hà Phan, Võ Trần Chí, Văn Tiến Dũng, Trương tấn Sang.. sơ sơ cũng có từ 200 triệu đô la trở lên. Riêng Lê Khả Phiêu, Trần Ðức Lương, Phan văn Khải, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Mạnh Cầm, Phạm Thế Duyệt... được xếp hàng tỷ phú.
Chánh quyền giàu như vậy, dân chúng khổ sở lầm than, đất nước lần lượt bị cắt xén nhượng bán cho Tàu Cộng, Chùa nhà thờ tiếp tục bị phong tỏa ngăn cấm đạo và trên hết phong tục, giá trị con người nhất là phụ nữ bị chà đạp thảm thể, đâu thấy ai nói tới hay xuống đường ăn mày.
Dù gì chăng nũa thì sự hờn tủi của người lính VNCH, muôn năm vẫn là nổi ngậm ngùi thiên cổ. Không biết những người quan quyền ngày xưa khi về thăm cố quốc, có khi nào nhớ ghé những nghĩa trang, nhà tù, doanh trại củ, để nhớ lại một thời chinh chiến củ, thương bạn tủi đời và nhỏ một giọt nước mắt, khi tưởng tới:
“Hồn tử sĩ gió ù ù thổi,
Mặt chinh nhân, trăng dõi dõi soi
Chinh phu tử sĩ mấy người
Nào ai mạt mặt, nào ai gọi hồn?”
(Chinh Phụ Ngâm)
Lời nào cho đủ đầy khi viết về người Lính?
XB. Tháng 11-2004
HỒ ÐINH
TÐ1/43/18BB-KBC 4424